TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU, HÃY XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU HỌC TIẾNG ANH CỦA BẠN!

120 từ vựng tiếng Anh chủ đề nghề nghiệp

120 từ vựng tiếng Anh chủ đề nghề nghiệp

Trong các buổi phỏng vấn, gặp mặt làm quen bạn mới, câu hỏi phổ biến nhất chỉ sau "What's your name - Bạn tên gì?" có lẽ là "What do you do? - Bạn làm nghề gì?". Để tránh những tình huống ngại ngùng vì không nhớ ra tên nghề nghiệp của mình trong tiếng Anh, bạn hãy tham khảo 120+ từ tiếng Anh chủ đề nghề nghiệp sau đây.

1. 120 từ vựng tiếng Anh chủ đề nghề nghiệp

1.1. Ngành Kinh doanh

  1. Accountant /əˈkaʊntənt/: kế toán

  2. Actuary /ˈæktjʊəri/: chuyên viên thống kê

  3. Advertising executive /ˈædvətaɪzɪŋ/ /ɪgˈzɛkjʊtɪv/: chuyên viên quảng cáo

  4. Businessman /ˈbɪznɪsmən/: nam doanh nhân

  5. Businesswoman /ˈbɪznɪswʊmən/: nữ doanh nhân

  6. Financial adviser /faɪˈnænʃəl/ /ədˈvaɪzə/: cố vấn tài chính

  7. Personal assistant /ˈpɜːsnl/ /əˈsɪstənt/: trợ lý riêng

  8. Investment analyst /ɪnˈvɛstmənt/ /ˈænəlɪst/: nhà nghiên cứu đầu tư

  9. Director /dɪˈrɛktə/: giám đốc

  10. Management consultant /ˈmænɪʤmənt/ /kənˈsʌltənt/: cố vấn cho ban giám đốc

  11. Manager /ˈmænɪʤə/: quản lý/ trưởng phòng

  12. Office worker /ˈɒfɪs/ /ˈwɜːkə/: nhân viên văn phòng

  13. Receptionist /rɪˈsɛpʃənɪst/: lễ tân

  14. Sales Representative /seɪlz/ /ˌrɛprɪˈzɛntətɪv/: đại diện bán hàng

  15. Salesman / saleswoman /ˈseɪlzmən/: nhân viên bán hàng (nam / nữ)

  16. Secretary /ˈsɛkrətri/: thư ký

  17. Telephonist /tɪˈlɛfənɪst/: nhân viên trực điện thoại

  18. Customer service representative /ˈkʌstəmə/ /ˈsɜːvɪs/: Người đại diện của dịch vụ hỗ trợ khách hàng

Để học phiên âm của từng từ vựng, hãy xem thêm bài viết:

    1.2. Ngành Y tế và chăm sóc sức khỏe

    1. Dentist /ˈdɛntɪst/: Nha sĩ

    2. Doctor /ˈdɒktə/: Bác sĩ

    3. Pharmacist /ˈfɑːməsɪst/: Dược sĩ

    4. Nurse /nɜːs/: Y tá

    5. Midwife /ˈmɪdwaɪf/: bà đỡ/nữ hộ sinh

    6. Nanny /ˈnæni/: vú em

    7. Optician /ɒpˈtɪʃən/: bác sĩ mắt

    8. Paramedic /ˌpærəˈmɛdɪk/: nhân viên cấp cứu

    9. Physiotherapist /ˌfɪzɪəˈθɛrəpɪst/: nhà vật lý trị liệu

    10. Psychiatrist /saɪˈkaɪətrɪst/: nhà tâm thần học

    11. Psychologist /saɪˈkɒləʤɪst/: nhà tâm lý học

    12. Social worker /ˈsəʊʃəl/ /ˈwɜːkə/: người làm công tác xã hội

    13. Surgeon /ˈsɜːʤən/: bác sĩ phẫu thuật

    14. Vet hoặc veterinary surgeon /vɛt/ hoặc /ˈvɛtərɪnəri/ /ˈsɜːʤən/: bác sĩ thú y

    1.3. Ngành Nghệ thuật và Giải trí

    1. Actor /ˈæktə/: Nam diễn viên

    2. Actress /ˈæktrɪs/: Nữ diễn viên

    3. Artist /ˈɑːtɪst/: Họa sĩ

    4. Author /ˈɔːθə/: Nhà văn

    5. Musician /mju(ː)ˈzɪʃən/: Nhạc sĩ

    6. Photographer /fəˈtɒgrəfə/: Thợ chụp ảnh

    7. Model /ˈmɒdl/: Người mẫu

    8. Comedian /kəˈmiːdiən/: diễn viên hài

    9. Composer /kəmˈpəʊzə/: nhà soạn nhạc

    10. Dancer /ˈdɑːnsə/: diễn viên múa

    11. Film director /fɪlm dɪˈrɛktə/: đạo diễn phim

    12. Disc Jockey (DJ) /dɪsk ˈʤɒki/ (/ˈdiːˌʤeɪ/): người phối nhạc

    13. Singer /ˈsɪŋə/: ca sĩ

    14. Television producer /ˈtɛlɪˌvɪʒən prəˈdjuːsə/: nhà cung cấp chương trình truyền hình

    15. Master of Ceremonies (MC) /ˈmɑːstəɒv ˈsɛrɪməniz/ (/ɛm-siː/): dẫn chương trình truyền hình

    16. Editor /ˈɛdɪtə/: biên tập viên

    17. Fashion designer /ˈfæʃən dɪˈzaɪnə/: nhà thiết kế thời trang

    18. Graphic designer /ˈgræfɪk dɪˈzaɪnə/: người thiết kế đồ họa

    19. Illustrator /ˈɪləstreɪtə/: họa sĩ thiết kế tranh minh họa

    20. Journalist /ˈʤɜːnəlɪst/: nhà báo

    21. Playwright /ˈpleɪraɪt/: nhà soạn kịch

    22. Poet /ˈpəʊɪt/: nhà thơ

    23. Sculptor /ˈskʌlptə/: nhà điêu khắc

    24. Choreographer /ˌkɒrɪˈɒgrəfə/: biên đạo múa

    1.4. Ngành Du lịch, Nhà hàng, Khách sạn

    1. Cook /kʊk/: Đầu bếp

    2. Hotel manager /həʊˈtɛl ˈmænɪʤə/: Quản lý khách sạn

    3. Chef /ʃɛf/: Đầu bếp chính

    4. Tourist guide /ˈtʊərɪst gaɪd/: Hướng dẫn viên du lịch

    5. Bartender /ˈbɑːˌtɛndə/: Nhân viên phục vụ quầy bar

    6. Bouncer /ˈbaʊnsə/: Bảo vệ (đứng ở cửa)

    7. Hotel porter /həʊˈtɛl ˈpɔːtə/: Nhân viên vận chuyển đồ ở khách sạn

    8. Waitress /ˈweɪtrɪs/: Bồi bàn

    9. Bartender /'bɑ:,tendə/: Người pha rượu

    10. Barista /bəˈriːstə/: Người pha chế cà phê

    11. Hotel porter /həʊˈtɛl ‘pɔ:tə/: nhân viên khuân đồ tại khách sạn

    12. Waiter /‘weitə/: bồi bàn nam

    13. Waitress /‘weitris/: bồi bàn nữ

    1.5. Ngánh Khoa học - Giáo dục

    1. Astronomer /əsˈtrɒnəmə/: Nhà thiên văn học

    2. Scientist /ˈsaɪəntɪst/: Nhà khoa học

    3. Biologist /baɪˈɒləʤɪst/: nhà sinh học

    4. Botanist /ˈbɒtənɪst/: nhà thực vật học

    5. Chemist /ˈkɛmɪst/: nhà hóa học

    6. Lecturer /ˈlɛkʧərə/: Giảng viên đại học

    7. Lab technician (Laboratory Technician) /læb/ /tɛkˈnɪʃən/ : nhân viên phòng thí nghiệm

    8. Meteorologist /ˌmiːtiəˈrɒləʤɪst/: nhà khí tượng học

    9. Music teacher /ˈmjuːzɪk ˈtiːʧə.: Giáo viên dạy nhạc

    10. Physicist /ˈfɪzɪsɪst/: nhà vật lý

    11. Researcher /rɪˈsɜːʧə/: nhà phân tích

    12. Translator /trænsˈleɪtə/: Phiên dịch

    13. Teacher /ˈtiːʧə/: giáo viên

    14. Teaching assistant /ˈtiːʧɪŋ/ /əˈsɪstənt/: trợ giảng

    1.6. Ngành Xây dựng

    1. Architect /ˈɑːkɪtɛkt/: Kiến trúc sư

    2. Assembler /əˈsɛmblə/: Công nhân lắp ráp

    3. Bricklayer /ˈbrɪkˌleɪə/: Thợ nề/ thợ hồ

    4. Carpenter /ˈkɑːpɪntə/: Thợ mộc

    5. Construction worker /kənˈstrʌkʃən/ /ˈwɜːkə/: Công nhân xây dựng

    6. Interior designer /ɪnˈtɪərɪə/ /dɪˈzaɪnə/: Nhà thiết kế nội thất

    7. Chimney sweep /ˈʧɪmni/ /swiːp/: thợ cạo ống khói

    8. Cleaner /ˈkliːnə/: người lau dọn

    9. Decorator /ˈdɛkəreɪtə/: người làm nghề trang trí

    10. Electrician /ɪlɛkˈtrɪʃən/; thợ điện

    11. Glazier /ˈgleɪziə/: thợ lắp kính

    12. Plasterer /ˈplɑːstərə/: thợ trát vữa

    13. Plumber /ˈplʌmə/: thợ sửa ống nước

    14. Roofer /ˈruːfə/: thợ lợp mái

    15. Tiler /ˈtaɪlə/: thợ lợp ngói

    1.7. Ngành Công nghệ thông tin

    1. Computer software engineer: Kĩ sư phần mềm máy tính

    2. Database administrator: nhân viên điều hành cơ sở dữ liệu

    3. Programmer: lập trình viên máy tính

    4. Software developer: nhân viên phát triển phần mềm

    5. Web designer: nhân viên thiết kế trang web

    6. Web developer: nhân viên phát triển trang web

    1.8. Một số ngành nghề khác

    1. Politician: chính trị gia

    2. Barrister: luật sư bào chữa

    3. Bodyguard: vệ sĩ

    4. Civil servant: công chức nhà nước

    5. Diplomat: nhà ngoại giao

    6. Detective: thám tử

    7. Forensic scientist: nhân viên pháp y

    8. Housewife: nội trợ

    9. Judge: quan tòa

    10. Interpreter: thông dịch viên

    11. Translator: biên dịch

    12. Landlord: chủ nhà (người cho thuê nhà)

    13. Librarian: thủ thư

    14. Miner: thợ mỏ

    15. Postman: bưu tá

    16. Babysister: Người giữ trẻ hộ

    17. Cleaner: Người dọn dẹp 1 khu vực hay một nơi (như ở văn phòng)

    18. Gardener/ Landscaper: Người làm vườn

    19. Garment worker: Công nhân may

    20. Journalist/ Reporter: Phóng viên

    21. Librarian: Thủ thư

    22. Lifeguard: Nhân viên cứu hộ

    23. Security guard: Nhân viên bảo vệ

    24. Fisherman: Ngư dân

    25. Farmer: Nông dân

    2. Một số mẫu câu thường dùng khi nói về nghề nghiệp

    Trong một cuộc hội thoại về chủ đề nghề nghiệp trong tiếng Anh, ngoài từ vựng, bạn sẽ còn cần dùng đến một số cấu trúc câu sau:

    Bạn làm nghề gì?

    Để hỏi về công việc của đối phương, bạn có thể dùng một trong số các mẫu câu sau:

    What field are you working in? – Bạn làm việc ở ngành nào?

    What kind of work are you doing? – Bạn làm đang công việc gì vậy?

    Where are you working? – Bạn làm việc ở đâu?

    What do you do for a living? – Bạn làm gì để kiếm sống?

    What is your job? Nghề nghiệp của bạn là gì?

    nghe-nghiep-trong-tieng-anh

    Một số mẫu câu hỏi đáp về nghề nghiệp trong tiếng Anh

    Trả lời câu hỏi về nghề nghiệp

    Để trả lời cho câu hỏi trên, bạn có thể nói:

    I am a/an + [tên nghề nghiệp]

    I work as a/an + [tên nghề nghiệp]

    I work in + [ngành nghề/lĩnh vực]

    I earn my living as a/an + [tên nghề nghiệp]

    I’m doing an internship in = I’m an intern in…: Hiện tại, tôi đang làm ở vị trí thực tập tại [tên công ty]

    I’m doing a part-time/ full-time job at…: Tôi đang làm việc bán thời gian/ toàn thời gian tại…

    I’m looking for work/ looking for a job: Tôi đang tìm việc.

    I have my own business: Tôi điều hành công ty của riêng mình

    Miêu tả tính chất công việc

    Cuộc trò chuyện không dừng lại ở đó. Bạn sẽ muốn nói thêm về công việc của mình, hoặc hỏi những thông tin khác liên quan đến nghề nghiệp của người đối diện chẳng hạn. Khi đó, những cụm từ sau đây sẽ có ích:

    to apply for a job: ứng tuyển cho một vị trí/công việc

    to run a firm: điều hành một công ty

    to earn one's living: kiếm tiền, kiếm sống

    a full-time job: công việc toàn thời gian

    a part-time job: công việc bán thời gian

    to get a rise, to get a raise: được tăng lương

    to work in shifts: làm việc theo ca

    to work overtime: tăng ca

    (in)experienced: (chưa) có nhiều kinh nghiệm.

    to be competent: có năng lực

    have a high income = to be well-paid: được trả lương cao

    to be poorly paid /badly paid /don’t earn much: lương không cao lắm

    average income: mức thu nhập trung bình hàng tháng 

    This job is demanding: Đây là một công việc đòi hỏi cao

    Miêu tả nhiệm vụ và trách nhiệm trong công việc

    Ngoài ra, có một số nghề nghiệp đặc thù mà người ta có thể chưa hình dung cụ thể chỉ thông qua cái tên. Trường hợp này, bạn cần giải thích thêm về công việc mà bạn đang làm bằng cách sử dụng các cấu trúc sau:

    I’m (mainly) in charge of … : Tôi chịu trách nhiệm/ quản lý (chính) cho….

    I’m responsible for …: Tôi chịu trách nhiệm/ quản lý….

    I have to deal with/ have to handle … : Tôi cần đối mặt/ xử lý….

    I run/ manage … : Tôi điều hành….

    I have weekly meetings with …: Tôi có các cuộc họp hàng tuần với …

    It involves… : Công việc của tôi bao gồm …

    Xem thêm:

    Chinh phục nhà tuyển dụng với 7 câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh thường gặp

    3. Đoạn hội thoại tiếng Anh chủ đề nghề nghiệp

    Đoạn 1: Lucy và Bob đang nói chuyện về công việc bán thời gian của cậu ấy

    Lucy: Hi, Bob! How’s is it going?

    Bob: Fine, thanks, and you?

    Lucy: Just fine. Where are you off to?

    Bob: To the library. I have to finish the assignment for tomorrow’s class.

    Lucy: Why don’t you do it at home?

    Bob: I have a part-time job in the evening so when I get home, I’ll be too tired to do an assignment.

    Lucy: Where do you work?

    Bob: I work in a café.

    Lucy: Why do you like the job?

    Bob: It’s interesting. I really enjoy working with people and get extra money.

    Lucy: How is the pay?

    Bob: The pay’s alright. I get £7 an hour. I would like to earn more as I need a lot of money to buy a new laptop and a smartphone.

    Lucy: And how would you do that?

    Bob: I’ll try to pick up as many extra shifts as I can.

    Lucy: What about your studies? How would you manage your time?

    Bob: Well, I don’t know yet. I might consider taking fewer courses next semester.

    Lucy: I wouldn’t do that if I were you. You should make your studies the first priority. What if your parents know about it?

    Bob: Ugh. You’re right. Thanks for your advice, Lucy. I’ve got to go now. See you later.

    Lucy: See you, Bob.

    hoi-thoai-ve-nghe-nghiep-trong-tieng-anh

    Dịch nghĩa:

    Lucy: Chào Bob! Mọi chuyện thế nào?

    Bob: Tốt, cảm ơn, còn bạn?

    Lucy: Tốt thôi. Bạn đi đâu đây?

    Bob: Đến thư viện. Tôi phải hoàn thành bài tập cho lớp học ngày mai.

    Lucy: Tại sao bạn không làm điều đó ở nhà?

    Bob: Tôi có một công việc bán thời gian vào buổi tối nên khi về nhà, tôi sẽ quá mệt để làm bài tập.

    Lucy: Bạn làm việc ở đâu?

    Bob: Tôi làm việc trong một quán cà phê.

    Lucy: Tại sao bạn thích công việc này?

    Bob: Nó rất thú vị. Tôi thực sự thích làm việc với mọi người và kiếm thêm tiền.

    Lucy: Lương thế nào?

    Bob: Tiền lương cũng ổn. Tôi nhận được £ 7 một giờ. Tôi muốn kiếm được nhiều tiền hơn vì tôi cần mua một chiếc máy tính xách tay mới và một chiếc điện thoại thông minh.

    Lucy: Và bạn sẽ làm điều đó như thế nào?

    Bob: Tôi sẽ cố gắng làm thêm nhiều ca nhất có thể.

    Lucy: Còn việc học của bạn thì sao? Bạn sẽ quản lý thời gian của mình như thế nào?

    Bob: Chà, tôi chưa biết. Tôi có thể cân nhắc tham gia các khóa học ít hơn vào học kỳ tới.

    Lucy: Tôi sẽ không làm vậy nếu tôi là bạn. Bạn nên ưu tiên việc học của mình lên hàng đầu. Điều gì sẽ xảy ra nếu bố mẹ bạn biết về nó?

    Bob: Ờ. Bạn đúng. Cảm ơn lời khuyên của bạn, Lucy. Tôi phải đi bây giờ. Hẹn gặp lại.

    Lucy: Hẹn gặp lại, Bob.

    Đoạn 2: Bob và Tui đang nói chuyện về dự định công việc sau khi ra trường

    Bob: Hi, Tui. How are you? You don’t look very happy.

    Tui: I know. I’m alright really. But it’s my parents. They want me to go back to Thailand after I graduate.

    Bob: Why don’t you want to go back?

    Tui: I want to pursue a career in nanotechnology. I don’t think I can do that in my home country.  

    Bob: Have you explained that to your parents? 

    Tui: I have but they insist I should try to find a job in Thailand first. I think it will be a waste of time.

    Bob: Do you think you can easily land your first job here in the UK?

    Tui: With many internship, apprenticeship and scholarship opportunities available, I believe it will be easier for me to build my career here. 

    Bob: What position do you actually want for your future career?

    Tui: I want to work full time as a research scientist specializing in nanotechnology.

    Bob: Awesome! As far as I know, research scientists typically have master’s or doctorate degrees. That means you have to continue your study at least until master’s degree.

    Tui: I know. I do plan to enroll in a master’s program immediately after I finish my bachelor’s.

    Bob: Have you consulted the career advisor at the career center office?

    Tui: No, not yet. It never crossed my mind. That’s a good idea, Bob.  Thank you.

    Bob: Glad to help.

    hoi-thoai-ve-nghe-nghiep-trong-tieng-anh

    Dịch nghĩa:

    Bob: Chào Tui. Bạn khỏe không? Bạn trông không được vui.

    Tui: Tôi biết. Tôi thực sự ổn. Nhưng đó là bố mẹ tôi. Họ muốn tôi quay trở lại Thái Lan sau khi tôi tốt nghiệp.

    Bob: Tại sao bạn không muốn quay lại?

    Tui: Tôi muốn theo đuổi nghề công nghệ nano. Tôi không nghĩ mình có thể làm được điều đó ở quê nhà.

    Bob: Bạn đã giải thích điều đó cho bố mẹ bạn chưa?

    Tui: Tôi có nhưng họ bảo tôi nên cố gắng tìm một công việc ở Thái Lan trước. Nhưng tôi nghĩ rằng nó sẽ là một sự lãng phí thời gian.

    Bob: Bạn có nghĩ rằng bạn có thể dễ dàng nhận được công việc đầu tiên của mình tại Anh không?

    Tui: Với nhiều cơ hội thực tập, học nghề và học bổng có sẵn, tôi tin rằng tôi sẽ dễ dàng xây dựng sự nghiệp của mình ở đây hơn.

    Bob: Bạn thực sự muốn vị trí nào cho sự nghiệp tương lai của mình?

    Tui: Tôi muốn làm việc toàn thời gian với tư cách là một nhà khoa học nghiên cứu chuyên về công nghệ nano.

    Bob: Tuyệt vời! Theo như tôi biết, các nhà khoa học nghiên cứu thường có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Điều đó có nghĩa là bạn phải tiếp tục việc học của mình ít nhất cho đến khi có bằng thạc sĩ.

    Tui: Tôi biết. Tôi dự định đăng ký vào chương trình thạc sĩ ngay sau khi tôi hoàn thành chương trình cử nhân của mình.

    Bob: Bạn đã tham khảo ý kiến ​​của cố vấn nghề nghiệp tại văn phòng trung tâm nghề nghiệp chưa?

    Tui: Chưa, chưa. Tôi chưa nghĩ đến đấy! Đó là một ý kiến ​​hay, Cảm ơn bạn.

    Bob: Rất vui được giúp đỡ.

    Trên đây là 120 từ vựng tiếng Anh chủ đề Nghề nghiệp kèm theo những cấu trúc câu và đoạn hội thoại thường gặp. Đừng quên lưu lại bài viết này để học từ mới và luyện giao tiếp dần dần nhé!

    Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn khi giao tiếp bằng tiếng Anh trong thực tế!

    Chúc bạn thành công!

    *Nếu bạn có dự định làm việc trong môi trường nước ngoài, hãy tham khảo khóa học Giao tiếp vượt ngưỡng - tiếng Anh giao tiếp cho công việc của mình nhé!

    Khóa học là tổng hợp những kinh nghiệm mình rút ra trong những năm sinh sống và làm việc tại Mỹ. Bấm vào link dưới đây để tham khảo:

     

    What are you looking for?