5 SAI LẦM PHỔ BIẾN ĐÁNG TIẾC NHẤT TRONG IELTS WRITING TASK 2
Tại sao lại nói đây là các sai lầm đáng tiếc với Writing Task 2? Bởi vì nó hoàn toàn không phải do bạn không đủ kĩ năng, viết không đủ hay, mà đôi khi chỉ là vì một chữ NHẦM to bự, hoặc là bạn không để ý đến mà thôi. Vì thế, hôm nay Mysheo sẽ giới thiệu đến các bạn một bài viết chỉ ra Top 5 sai lầm khiến bạn sẽ “tiếc hùi hụi” nếu mắc phải này. Đọc để tránh nhé!
No.1 - Hiểu nhầm đề bài
Trong các bài thi viết của IELTS bao giờ cũng có một câu mô tả yêu cầu đề bài, nêu lên những gì examiner muốn đọc được trong bài viết của bạn. Nhiều bạn thường bắt tay vào viết ngay mà không dành đủ thời gian xem xét kĩ câu hỏi, dẫn đến việc “lạc đề”, trong khi tiêu chí Task Respond chiếm đến 25% số điểm của bạn.
Thường thì các yêu cầu này có thể là “discuss”, “argue”, “analyze” hay một câu hỏi, và mỗi người lại có cách phân chia các dạng đề IELTS Writing khác nhau. Trong bài viết này, mình sẽ chỉ đề cập đến 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc hiểu sai đề bài và các dạng câu hỏi dễ gây “nhầm nhọt” nhất:
1.1. Nhầm lẫn giữa background information và quan điểm cần phân tích.
Ví dụ với đề sau:
Đoạn chữ in nghiêng chỉ là thông tin bên lề (background information) thôi, còn quan điểm chính mà bạn cần đồng ý/không đồng ý lại là phần chữ in đậm kia. Nếu đọc không kĩ hoặc với một số đề phức tạp thì việc nhầm lẫn là rất dễ xảy ra.
1.2. Hiểu nhầm câu hỏi:
Cách đặt câu hỏi thì vô cùng đa dạng, nhưng quan trọng là phải xác định đủ (các) yêu cầu đối với bài, không thừa không thiếu:
Dạng 1: Chỉ cần nêu quan điểm cá nhân: (What is your opinion on the subject? /Do you agree that…?/To what extent do you agree or disagree?)
Đề bài không yêu cầu cụ thể bạn phải nói về vấn đề theo những khía cạnh nào, nhưng chắc chắn bạn phải đưa ra những phân tích, dẫn chứng phù hợp với quan điểm đã nêu, dù nó thiên về một phía (“I strongly agree/disagree that...") hay xét nhiều phương diện ("I agree/disagree to some extent..."). Nếu định phân tích cả lí do đồng tình và không đồng tình thì hãy nhớ làm rõ quan điểm của bạn ở Mở bài và Kết luận nhé.
Dạng 2: Đánh giá 2 mặt của vấn đề: (Discuss both these views/ What are the advantages and disadvantages?...)
Đúng như yêu cầu của nó, bạn cần phân tích cả hai mặt của vấn đề. Chú ý là nên dành dung lượng tương đương cho mỗi khía cạnh để tránh việc bài viết của bạn có vẻ “thiên vị”, thiếu khách quan.
Dạng 3: Phân tích cả hai mặt của vấn đề VÀ nêu quan điểm ( Discuss the advantages and disadvantages and give your own opinion / Discuss both views/options/solutions and defend your opinion...)
Đây là dạng rất dễ nhầm, vì nhiều khi thí sinh chỉ chú ý đến 1 trong 2 yêu cầu này, chỉ phân tích mặt thuận lợi/bất lợi, hoặc đánh giá vấn đề chung chung rồi nêu quan điểm luôn.
Chú ý: Với dạng này, tùy theo câu hỏi mà ta còn có 2 cấu trúc khác nhau cho thân bài: Nếu câu hỏi yêu cầu đánh giá cả 2 mặt rồi nêu quan điểm chung thì phân tích cả 2 mặt kĩ như nhau, NHƯNG nếu yêu cầu chọn 1 trong 2 (Decide which solution is better/Do the advantages of this outweigh the disadvantages?...) thì bạn phải phân tích kĩ hơn cho bên mà bạn lựa chọn nhé ^^
No.2 – Câu luận đề (thesis statement) không trả lời trực tiếp cho câu hỏi
Trong trường hợp bạn gặp một đề IELTS yêu cầu viết dưới dạng bài tranh luận (argument essay), việc viết câu luận đề rõ ràng và đúng chủ đề là rất quan trọng. Ngoài việc nhầm lẫn giữa background information và topic chính ở trên, một nguyên nhân phổ biến khác là paraphrase sai lệch nội dung. Đó là khi bạn paraphrase bằng những từ có nghĩa tương tự, chứ không phải đồng nghĩa:
Violent crime is on the rise among teenagers.
-> Violent offences are rising among young people.
Từ “young people” tuy không sai hoàn toàn, nhưng bao hàm nghĩa rộng hơn (từ 18 đến U30 đều là young people hết) nên sẽ không chính xác.
Túm lại là, nếu không chắc chắn về từ mình sẽ dùng khi paraphrase, thì đừng ngại sử dụng lại từ trong câu hỏi bạn nhé ^^
No.3 - Sử dụng đại từ nhân xưng
Sử dụng đại từ nhân xưng trong bài (I/we/our/...) không khiến bạn bị trừ điểm đâu, nhưng sẽ khiến bài viết nghe “informal” hơn, không mang tính khách quan và học thuật cho lắm.
Câu trả lời là thay vì dùng quá nhiều câu kiểu “I agree...”, “I believe...” ví dụ như “I believe worldwide poverty will one day be eradicated.”, ta có thể chuyển chúng thành câu bị động:
- “It is believed poverty will one day be eradicated.”
No.4 - Sử dụng các ví dụ mơ hồ
Trước khi đưa mỗi ví dụ vào trong bài viết, hãy tự hỏi “Mình đưa ví dụ này để chứng minh cho điều gì? Nó có làm quan điểm của mình sáng tỏ hơn không?” – Các dẫn chứng này tốt nhất nên là các sự kiện thực tế, tổ chức, con người... cụ thể. Một ví dụ nhỏ nhưng gần gũi sẽ tốt hơn là một dẫn chứng đao to búa lớn nhưng chung chung, “vô thưởng vô phạt”
Ví dụ, với đề bài “Does economics growth bring increased living standards?” có dẫn chứng như sau:
“For example, income growth among developing countries has the led to the improving of living standards in many areas”
Bạn có thấy “developing countries” hay “many areas” đều rất chung chung và không gợi liên tưởng mạnh mẽ nào không? Thay vào đó, ta có thể viết lại:
“For example, GDP growth in China has led to the improving of living standards throughout the country.”
Ý của dẫn chứng không thay đổi nhiều nhưng việc đưa một đối tượng cụ thể vào đã làm ví dụ sinh động hơn nhiều đúng không nào ^^
No.5 - Những sai lầm ngữ pháp
Những lỗi ngữ pháp như: dùng sai giới từ, a/an/the, danh từ đếm được/không đếm được, sai collocation... tưởng nhỏ mà không hề nhỏ. Nếu lặp lại với tần suất lớn thì sẽ khiến bài viết của bạn mất điểm thê thảm trong mắt examiner, dù đầu tư nhiều vào ý tưởng hay các từ “khủng”.
“Cẩn tắc vô áy náy” - bạn hãy tìm đọc 3 cuốn sách Grammar được tin dùng để “trang bị” kĩ càng và tránh các lỗi không đáng có trong bài thi của mình. Đồng thời, khi viết, chỉ nên sử dụng những từ vựng và cấu trúc mà bạn đã nắm chắc nhé ^^
Đó là Top 5 sai lầm phổ biến trong IELTS Writing mà mình quan sát được, còn bạn thì sao, hãy chia sẻ với Mysheo nhé :’)
* Luyện thi cấp tốc đạt IELTS Writing 6.5 cùng Mysheo. Khóa học với phương pháp One Kick do chính mình sáng tạo ra - chỉ một technique đánh hạ vài chục đề.
Khám phá lộ trình từ con số 0 tới IELTS Writing 6.5 tại đây: