PHÂN TÍCH SÂU VỀ CHIẾN THUẬT IELTS SPEAKING
Bài hơi dài, nhưng đáng để share về đọc trước khi nhảy vào ôn IELTS. Trong bài này, mình tổng hợp từ sai lầm trong IELTS của mình và của cả những học viên mình từng dạy. Tất nhiên, đến với Mysheo thì không thể thiếu những giải pháp để khắc phục, cuối cùng đúc kết thành Chiến thuật IELTS Speaking!
1. IELTS Speaking là phải dùng từ "Khủng"?
1.1. Sai lầm của tôi
Với Part 1 của bài thi nói, trước đây mình có một hiểu lầm, mà chắc chắn có rất nhiều bạn cũng đang mắc phải, đó là: CỐ QUÁ.
Như đã chia sẻ trong bài viết Tổng kết kinh nghiệm ôn thi của mình, "Mysheo của ngày hôm qua" khi bị hỏi một câu đơn giản kiểu như "bạn làm gì?" cũng cố phải vẽ vời hoa hòe hoa sói.
Quyết tâm + ngu dốt = lôi Word ra viết cả 1/3 trang tả về công việc.
Vâng, 1/3 trang giấy để trả lời cho 1 câu hỏi 3 chữ "bạn làm gì".
Vâng, 1/3 trang giấy để trả lời cho 1 câu hỏi 3 chữ, mà câu hỏi đó lại là câu mở màn của bài thi.
Kết quả là gì?
Khi practice câu này, đầu óc cứ long sòng sọc. Dạ, tại vì là đang cố nhớ xem mình viết cái gì trong cái bản Word kia, cố nói sao cho formal thể hiện đẳng cấp.
Mà khi phải cố nhớ điều gì đó, mình có cái tật là hay nhìn lên trần nhà! (Trông mặt rất đơ và rất ngu). Anh tutor nghe xong bảo "Hàng ngày em nói tốt mà sao vào cái IELTS này nói ấp úng, intonation lạc lối, lại còn sai ngữ pháp."
Thì mình chống chế, bảo tại vì trong cái IELTS này người ta yêu cầu là phải EXTEND YOUR ANSWER.
Sai lầm là ở đó!
Mình từng nghĩ IELTS Speaking là phải "đao to búa lớn" lắm
Dưới áp lực của việc Extend - mở rộng câu trả lời, chúng ta tự quan trọng hóa vấn đề. Part 1 nó hỏi kiểu con mèo, mà chúng ta cứ phải gồng mình lên trả lời cho như con voi, con hổ làm chi. Để rồi ấm ớ, ú ớ.
Khi não chúng ta còn bận nghĩ từ hoa mỹ, bận nhớ xem cái đoạn này trong sách họ trả lời thế nào, bận dịch từ Việt sang Anh, thì nó đã quá tải rồi. Vậy mà bạn còn định bắt nó kiểm soát thêm cả ngữ pháp, nghĩ thêm idea, phát chuẩn các âm? Trời, Anh-xtanh sống lại cũng không làm được.
Và khi chúng ta không tự tin với câu trả lời, chúng ta sẽ mất tinh thần, và cả bài nói từ đó mà trượt dốc.
Phũ quá phải không? Hàng ngày nói như cuội mà để áp lực đè bẹp mình xuống và chẳng nói tự nhiên được.
1.2. Giải pháp
Vậy giải pháp cho tình trạng này là gì? Với các bạn đã có nền tảng Speaking vững, hãy là mình và là hơn cả mình trong Part 1 IELTS Speaking.
Hãy là chính mình vì đây chưa phải là phần để bạn khoe khoang gì đâu. Cái examiner muốn thấy ở bạn trong phần này là SỰ THOẢI MÁI, TỰ NHIÊN, TỰ TIN KHI GIAO TIẾP trong các tình huống thường ngày.
Bí mật nằm ở sự tự nhiên và thoải mái khi giao tiếp!
Hãy tưởng tượng Part 1 giống như tình cờ gặp một anh đẹp trai ở ngoài đường, và bạn muốn chat chit với anh ấy một tí để làm quen. Không thể trả lời cộc lốc kiểu Yes/No như nói chuyện với con bạn thân được. Cũng phải à ơi tí. Nhưng mà ai lại lôi mấy từ đao to búa lớn ra, anh ấy tưởng mình là con mọt sách. Kinh chết!
Tại sao nên là hơn cả mình? Vì như bạn thấy, tiếng Anh có ngữ điệu. Và cách lên giọng xuống giọng, nhấn nhá đôi khi còn thể hiện nhiều hơn cả từ ngữ trong câu. Trong phòng thi, với tư cách là một con người, bạn có cảm xúc. Bạn chỉ là người nói thành công khi bạn thể hiện được cảm xúc qua câu nói.
Ngược lại, nếu đã quá run hay hoang mang vì còn đang cố nghĩ idea, nghĩ vocab, bạn sẽ không thể tỏ ra tự tin được. Vì thế, phải vượt lên bản thể tiếng Việt trong mình. Trở thành một con người Tây Tây một tí, thì bạn mới mong dành điểm cao trong Speaking được.
Mình xin nhắc lại một lần nữa, hãy dùng Part 1 như một cơ hội để gây ấn tượng về SỰ THOẢI MÁI, TỰ NHIÊN, TỰ TIN KHI GIAO TIẾP.
2. Bí ý thì phải làm sao?
2.1. Vấn đề của các bạn
Nếu như sai lầm trên của mình là khi bắt não bộ làm cái việc quá sức của nó. Đó là cố nhớ lại một đoạn đã viết, cố chọn từ hoa mỹ kinh hoàng để ăn điểm. Tuy nhiên, đó chỉ là vấn đề của các bạn đang target cao từ 7 trở lên. Không phải vấn đề của số đông, những người target 5.5 - 6.5.
- Không có idea để nói,
- Không nói tiếng Anh, mà toàn dịch Việt - Anh
2.2. Giải pháp
Student: hôm trước thầy R hỏi e có thích đi giày cao gót ko, trong đầu e có đúng vài từ là thích và tự tin
Student: còn lại là ko biết là nên nói kiểu gì
Student: chả nhẽ nói là chỉ đơn giản là thích
Student: =))
Student: nên giờ e phải học chém bằng cách đọc thêm nhiều tài liệu tiếng anh
Hương Michelle: ok, để chị dạy nhá
Student: dạ
Hương Michelle: em có để ý loạt bài "Show don't tell" của chị trên Facebook không?
Student: có ạ
Hương Michelle: Vd mỗi từ "thích"
Student: xanh đỏ rất chi là thích mắt
Student:
Hương Michelle: em có thể chém là: em thích lắm í ạ. hàng tháng em dành một nửa lương để mua giày mới.
Hương Michelle: mỗi khi đi cao gót là em cảm thấy mọi người đang ngạc nhiên vì vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của em
Hương Michelle: em đến công ty là các anh cứ nhìn em không dứt
Hương Michelle: kiểu đấy
Student: =))
Hương Michelle: còn tự tin thì lại bắt đầu
Student: e bái phục c luôn í
Hương Michelle: mỗi lần phải interview hay presentation là em toàn đi cao gót vì nó boost cái confidence của em
Hương Michelle: đó là secret for success của em đấy ạ
Hương Michelle:
Student: chém bão chứ gió đâu
Student: yêu c quá
Theo như ví dụ trên, bạn Student ban đầu chỉ có trong đầu vẻn vẹn hai chữ "thích" và "tự tin", nhưng mình đã bày bạn ấy cách phát triển idea ra. Các ví dụ có mùi "chém gió" rõ ràng, nhưng nghe rất thuyết phục phải không nào?
Vậy tóm lại, để có một câu trả lời tròn vẹn, chúng ta cần bảo não mình "Em ơi, suy nghĩ đơn giản và tìm cho chị 1-2 keyword nào" Từ 2 keyword đó, bạn lấy các ví dụ đời thường để chứng minh.
Lúc này có thể hơi bốc phét hoặc phóng đại một tí (kiểu dành cả một nửa tháng lương để mua giày), nhưng nó lại là những ví dụ rất xác đáng để chứng minh cho quan điểm của bạn. Và tất nhiên, examiner chả thèm trừ điểm nói dối của bạn đâu, vì anh ấy còn đang say sưa nghe bạn chém và cho điểm nhiệt liệt mà.
Bạn nói gì không quan trọng, quan trọng là bạn nói có trôi chảy không kìa
Thực hành một chút nhé. Ví dụ, với câu hỏi này "Do young Vietnamese shop on the internet?" (nằm trong bộ đề Speaking tháng 5-8/2015) Não tỉnh táo của mình cho ra 2 chữ "Yes" và "Convenient".
-
Chữ "Yes" là để đảm bảo mình trả lời trực tiếp cho câu hỏi Yes-No này.
-
Chữ convenient sẽ chia ra 2 nhánh mới - convenient cho việc gì? Xem hàng và nhận hàng.
- Cuối cùng, nếu bạn vẫn còn muốn thêm 1 câu, hãy nói lên cảm xúc của bạn.
So far I've always been satisfied with all of my online purchases/ So far I haven't had any negative experience with online shopping. I guess I'll use more of this service in the future.
Tóm lại, công thức trả lời cho IELTS Speaking Part 1 của chúng ta là:
1. Nghe kỹ và hiểu câu hỏi
2. Phản xạ ngay bằng cách nói "Well, ..." "Basically, I would say that ..." "I guess" (Những cấu trúc buy time này sẽ bàn ở bài khác)
3. Não nhanh chóng tìm ra hai ý chính đầu tiên. (Thường một ý để trả lời trực diện câu hỏi (Yes) và một ý bàn thêm (convenient))
4. Khi miệng đang lẩm bẩm hai ý chính trên thì não phải nhanh chóng tìm ra luận điểm hoặc ví dụ giải thích (convenient in shopping and getting products).
5. (optional) Có thể bàn thêm về cảm giác hay trải nghiệm của bản thân liên quan tới vấn đề đó.
- Uh, hợp lý nhỉ? *Tấm tắc tấm tắc* ...
Nhưng từ bước 3 trở đi, các bạn lại gặp một vấn đề to tướng, đó là dịch từ Việt sang Anh.
Vấn đề 2: Để mà bàn sâu về IELTS Speaking, các bạn nên nhớ bộ não con người có một sức mạnh rất lớn. Phần chìm của tảng băng. Đó chính là tiềm thức. Bạn sẽ chỉ thành công khi bạn đẩy việc nói xuống tiềm thức.
Riêng phần này cũng to lắm.
Nên mình đã soạn hẳn một giáo trình mang tên "30 ngày Tư duy Vượt ngưỡng." Nếu các bạn quan tâm tới việc "chuyển kênh" tư duy thì tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY nhé!